Các cử động đặc biệt Thuật ngữ giải phẫu cử động

Bàn tay và bàn chân

Gấp và duỗi bàn chân

Gấp mu bàn chân và gấp gan bàn chân mô tả cử động duỗi hay gấp bàn chân vùng cổ chân.[24] Gấp mu bàn chân là cử động nâng mu bàn chân[lower-alpha 8] lên trên cẳng chân, tức là động tác đi bằng gót chân. Gấp gan bàn chân là cử động nâng gan bàn chân[lower-alpha 9] lên trên cẳng chân, ví dụ như khi kiễng hoặc nhấn bàn đạp khi lái xe ô tô. Hai thuật ngữ này đã giải quyết được sự khó hiểu gây nhầm lẫn, và thực tế động tác duỗi của khớp cổ chân tương ứng với cử động gấp mu bàn chân, hệ quả là làm thu hẹp góc giữa bàn chân và cẳng chân.[25]

Gấp mu bàn chân khiến khoảng cách giữa các ngón chân với cẳng chân ngắn đi, làm thu hẹp góc giữa mu bàn chân và cẳng chân.[26]

Gấp gan bàn chân khiến khoảng cách giữa các ngón chân với cẳng chân tăng lên, làm thu hẹp góc giữa gan bàn chân và cẳng chân.[25]

  • Vũ công múa ba-lê đang thực hiện cử động gấp gan bàn chân
  • Cử động gấp mu bàn chân và gấp gan bàn chân

Gấp và duỗi bàn tay

Gấp gan bàn tay và gấp mu bàn tay mô tả cử động duỗi hay gấp bàn tay vùng cổ tay.[27] Gấp mu bàn tay là cử động gấp bàn tay về phía sau theo tư thế giải phẫu,[lower-alpha 10] còn gấp gan bàn tay là cử động gấp bàn tay về phía trước.[28] Thuật ngữ gấp mu và gấp gan có sự khác biệt giữa tay và chân là do sự đảo vị trí đối nghịch nhau giữa các chi trong thời kỳ phôi thai.[10]

Gấp gan bàn tay làm thu hẹp góc giữa gan bàn tay và cẳng tay.

Gấp mu bàn tay là cử động duỗi của cổ tay, khiến khoảng cách giữa phần mu bàn tay với cẳng tay ngắn lại.[27]

Xoay ngoài và xoay trong

Bài chi tiết: Cử động xoay chân

Xoay ngoài và xoay trong là hai cử động của cẳng tay và cẳng chân. Trong tư thế giải phẫu, xoay ngoài tức là xoay cổ tay hay cổ chân hướng ra ngoài, xoay trong thì ngược lại. Tuy nhiên trong cử động xoay này, bàn chân vẫn chạm đất.[29]

Xoay tay ra ngoài là cử động xoay bàn tay ra ngoài, khiến cho mặt gấp của cẳng tay xoay vào trong. Xoay chân ra ngoài khiến trọng tâm dồn vào phần giữa của bàn chân.[30]

Xoay tay vào trong là cử động xoay bàn tay vào trong, khiến cho mặt gấp của cẳng tay xoay ra ngoài. Xoay chân vào trong khiến trọng tâm dồn vào phần rìa của bàn chân.[31]

  • Cử động xoay ngoài và xoay trong ở chân
  • Cử động xoay ngoài và xoay trong ở tay

Nghiêng ngoài và nghiêng trong

Nghiêng ngoài và nghiêng trong là hai cử động nghiêng bàn chân hướng ra khỏi (nghiêng ngoài) hay hướng vào trong (nghiêng trong) đường giữa của cơ thể.[32]

Nghiêng ngoài là cử động hướng gan bàn chân ra ngoài mặt phẳng đứng giữa.[lower-alpha 11][33] Nghiêng trong là cử động hướng gan bàn chân vào mặt phẳng đứng giữa. Trật mắt cá chân gây cử động nghiêng trong bàn chân.[26]

  • Cử động nghiêng ngoài và nghiêng trong
  • Nghiêng ngoài
  • Nghiêng trong

Mắt

Bài chi tiết: Cử động của mắt

Có hệ thống thuật ngữ riêng để mô tả các cử động của mắt. Ví dụ:

  • Liếc là cử động mà cả hai mắt cùng đảo về một hướng.[34]
  • Lác là cử động ảnh hưởng đến trục dọc của mắt,[35] ví dụ như hành động cố nhìn vào mũi của chính mình. Lác còn là tình trạng bệnh lý khi bị tổn thương dây thần kinh giạng (thần kinh sọ VI), khiến bệnh nhân mắc chứng nhìn đôi.[36]

Răng và hàm

  • Kéo xương hàm dưới lên trên là cử động để các răng khớp vào nhau trong khi nhai (nâng thềm miệng). Kéo xương hàm dưới xuống dưới là cử động há miệng (hạ thềm miệng).[37]
  • Kéo xương hàm dưới ra trước/sau mô tả cử động đưa xương hàm dưới ra trước/sau.[38]
  • Cử động kéo xương hàm dưới ra trước, ra sau
  • Cử động kéo xương hàm dưới lên trên, xuống dưới

Các thuật ngữ giải phẫu cử động khác

Các thuật ngữ giải phẫu cử động khác bao gồm:

  • Gấp cùng xảy ra khi gấp thân hoặc đùi; duỗi cùng xảy ra khi duỗi thân hoặc đùi; xoay cùng sang hai bên. Đây là cách mô tả khác về cử động của vùng chậu hông theo sự di chuyển của xương cùng.[39][40]
  • Đối chiếu là cử động để ngón cái và các ngón còn lại chạm vào nhau tạo thành hình chữ O (giống ký hiệu OK).[41]
  • Tách bả vai ra xa và ép bả vai gần nhau[6] là cử động ra trước hoặc ra sau của cánh tay đối với bả vai.[42] Tuy nhiên thuật ngữ này bị chỉ trích là thừa, không quan trọng.[43]
  • Cử động tương hỗ là các cử động đối kháng nhau.[44]
  • Cử động tái định vị là cử động của các cấu trúc sao cho trở lại đúng vị trí ban đầu của nó.[45]
  • Hình bên trái: cử động gấp cùng; hình bên phải: cử động duỗi cùng
  • Cử động đối chiếu
  • Cử động đối chiếu giữa ngón cái và ngón trỏ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuật ngữ giải phẫu cử động http://www.bartleby.com/107/ http://www.med.umich.edu/lrc/Hypermuscle/Hyper.htm... http://cnx.org/content/col11496/latest/ https://o.quizlet.com/uDf07L6r7LRa.H4VxXXziQ_m.jpg https://www.phuchoichucnang.net/giai-phau-chuc-nan... https://www.slideshare.net/minhdat69/i-cng-sinh-c-... https://archive.org/download/anatomydescripti1858g... https://web.archive.org/web/20190620152250/https:/... https://openlibrary.org/books/OL24780759M/Anatomy_... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Anatom...